Chọn mầu

TRICHOGREEN_ NẤM ĐỐI KHÁNG TRICHODERMA

 TrichoGreen

 
Nấm Trichoderma spp, hầu như có trong tất cả các loại đất, phát triển nhanh trên các loại đất giàu dinh dưỡng, trong môi trường hữu cơ. Chúng thường hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống trát triển ngay trên rễ, khi tiếp xúc với rễ, chúng trát triển trên bề mặt rễ hay võ rễ tùy thuộc vào từng giống. Nấm Trichoderma spp có bào tử mạnh, khỏe, chúng có thể tồn tại và còn hiệu lực cho đến khoảng hơn một năm.
Trong tự nhiên nấm Trichoderma spp được xem là tác nhân sinh học chống lại các nấm gây bệnh hại cây trồng trong đất như: Fusarium, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Verticilium, Botrytis, Phytophthora sp …những nấm này gâythối rễ dẫn đến cây vàng lá, rụng lá rối chết. Trichoderma tiết ra một loại Enzym làm phân hủy vách tế bào của các loài nấm gây hại, sau đó tấn công vào trong và tiêu diệt chúng. Trichoderma spp còn sinh ra Enzym chitinase phân giải màng vách tế bào vi sinh vật gây hại( tuyến trùng phá rễ cây)làm cho nó bị chết. Ngoài ra Trichoderma còn có khả năng tổng hợp được cả Enzym protease và Enzym cellulase làm phân giải cả cellulose trong xác bã động, thực vật trong đất làm tăng độ mịn. Enzym protease phân giải protein thành acid amin giúp cho cây dễ hấp thụ. Sự phân giải chất hữu cơ sẽ giải phóng các chất gây độc cho tuyến trùng như: acetic, propionic, butyric…nồng độ các chất này có thể được lưu giữ trong đất khoảng vài ba tuần vì thế có thể làm chết các tuyến trùng gây hại, nhưng không gây độc đến các nhóm tuyến tuyến trùng sống tư do trong đất.
 
Đặc tính về sản phẩm
 
1. Thành phần:
  • Các chủng nấm Trichoderma: 2x10 - 1010 bào tử/gam
  • Chất hữu cơ > 50%;
  •  Độ ẩm < 15%.
  • Bột hòa tan SiO2 <50%
 
2. Công dụng:
-          Tricho Green chứa nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm như Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii,…gây bệnh hại cây trồng đặc biệt các bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ, chết yểu, héo rũ.  
-          Tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển sống trong đất trồng. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ cây trồng.
-          Phân giải tốt các chất xơ, pectin, chitin, lignin … trong phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, giúp cho cây hấp thu được dễ dàng.
-          Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.
 
 
3. Hướng dẫn sử dụng
Cây trồng
Liều lượng
Cách bón
Bầu ươm cây con
1 kg/1m3 giá thể ươm cây
-Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu
Cây rau màu
(Cà chua, dưa leo, dưa hấu, khổ qua ớt, rau cải các lọai…)
3kg/1000 m2
-Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng.
-Bón thúc bổ sung 1 – 2 lần/1 vụ
Cây công nghiệp ( cà phê, tiêu, điều)
Cây ăn trái (Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài…)
4 kg/1000 m2
-Trộn với phân hữu cơ bón 1 – 2 lần/ năm
- Bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây.

* Có thể dùng để tưới: hoà 1 kg chế phẩm với 100 lít nước.

 
 
Để xử lý, chuyển các phế thải nông nghiệp như rơm rạ, thân lá, bao cùi bắp, vỏ đậu, vỏ cà phê, phân chuồng tươi... thành phân ủ hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ, rơm rạ hoai mục nhanh tránh làm cây lúa ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, bụi bặm vi trùng do rác thải, chúng tôi đã thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương chủng vi nấm Trichoderma để xử lý rơm rạ sau thu hoạch và rác thải hữu cơ.
Loại vi nấm này có tính bền vững và ổn định, chịu được đồng, kẽm và các loại thuốc trừ nấm phổ biến ở nồng độ cao (trên một phần ngàn), đồng thời có khả năng chống các loại vi sinh vật có hại, nên việc phân giải hữu cơ diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến…) giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải bả mía, cành rơi lá rụng thành phân bón, giải phóng chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ phát triển và ngăn ngừa bệnh cây do nấm khuẩn và tuyến trùng.

 

  • Quy trình ủ phân chuồng, xác bã thực vật
-          Cứ 3–4 kg chế phẩm 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn phân chuồng, xác bã thực vật.
-          Phun dung dịch urê (1 kg urê/100 lít nước ) vào đống ủ cho ướt đều, độ ẩm đạt 50–55% (dùng tay vắt chặt hỗn hợp trộn, thấy nước rịn ra là được)
-          Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ sẽ lên khoảng 60oC. Tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm.
-          Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp đến 30 ngày sau thì phân hoai hoàn toàn, có thể đem sử dụng.
-          Sản phẩm phân hữu cơ thu được có thể trộn với phân NPK, urê, super lân, kali và các lọai tro trấu.